Trang chủ / Tin tức - sự kiện

Tin tức - sự kiện

Nhà máy nước Dĩ An 2 - Kịp thời, bảo đảm nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất

  Ngày đăng: 22/10/2014

Do tốc độ đô thị hóa cao cùng với sự gia tăng dân số trên 15%/năm, vào năm 2015 nhà máy cấp nước Dĩ An I vượt công suất thiết kế đến 50%. Dù đã có kế hoạch mở rộng từ trước, nhưng trước tình hình khó khăn về vốn Công ty TNHH MTV Cấp Thoát nước Môi Trường Bình Dương – Biwase đã linh hoạt vận dụng mọi khả năng sẵn có theo phương thức xã hội hóa để đầu tư nhà máy mới nhằm kịp thời và bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho khu vực phía Nam của tỉnh.

Từ nguồn vốn xã hội hóa

Tỷ lệ quá tải của Nhà máy cấp nước Dĩ An I tăng dần theo từng năm do tốc độ đô thị hóa cao cùng với đà gia tăng dân số cơ học trên 15% của khu vực Thị xã Dĩ An, Thuận An và vùng phụ cận. Trước tình hình này đơn vị chủ quản là Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Môi trường Bình Dương - Biwase đã có kế hoạch nâng cấp mở rộng nhà máy. Do khó khăn về nguồn vốn, tháng 9 năm 2012 Biwase đã chủ động lắp đặt đường ống nước thô dài 7km, tiết diện từ D600 đến D1.200mm chạy dọc từ đầu đến cuối tuyến nhằm tránh “đào đường” theo chủ trương của UBND tỉnh. Từ năm 2013 đến nay công suất thực tế của Nhà máy nước Dĩ An I liên tục duy trì ở mức 130.000m3 đến 140.000m3/ngày đêm. Vượt mức thiết kế đến trên 40%!

Tổng giám đốc Biwase Nguyễn Văn Thiền trăn trở: “Đây là bài toán vô cùng khó khăn vì Bình Dương là tỉnh đi đầu trong phát triển công nghiệp - dịch vụ - đô thị, có sức hút đầu tư dẫn đầu cả nước, nên nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất rất cao và không thể thiếu. Dù đã có báo cáo UBND tỉnh về yêu cầu đầu tư mở rộng nhà máy, nhưng lãnh đạo công ty đã tự trả lời “Phương án nào cũng rất khó khăn”. Bởi vì: Vốn ngân sách thì có hạn, còn phải lo cho nhiều hạng mục quan trọng khác của cả tỉnh, nên không thể cùng lúc giải quyết hết các yêu cầu của dự án; Phương án vay ODA, vay thương mại trong nước cũng đều khó vì phải chờ thời gian và phải được nhà đầu tư quan tâm”. 

Từ bài học xã hội hóa theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” và chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của chính phủ. Biwase thành lập Công ty cổ phần nước Thủ Dầu Một nhằm huy động vốn trong cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư và người dân có điều kiện, hiểu biết về hoạt động và hiệu quả của công ty để chủ động nguồn vốn, nhanh chóng triển khai dự án. Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thiền chia sẻ: Bình thường nếu xây dựng nhà máy phải trên 1 năm nhưng với công trình này chỉ còn một nữa. Do công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện khá thuận lợi. Ngày 7-11-2013 có giấy phép kinh doanh, song song với công tác chuẩn bị đầu tư. Ngày 6-2 tức Mồng 6 Tết Giáp Ngọ khởi công công trình. Nhờ lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm, ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới và tổ chức thi công khoa học, công trình đã hoàn thành công trình đúng kế hoạch. Mùa nắng năm 2015 tới đây khu vực Thị xã Dĩ An, Thuận An và vùng phụ cận bảo đảm có đủ nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất”.

Bảo đảm nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất

Giám đốc Nhà máy nước Dĩ An Trần Chiến Công cho biết: “Do tốc độ đô thị hóa cao đi đối với đà gia tăng dân số cơ học dẫn đầu cả tỉnh, trên 15%/năm; cộng với chủ trương lấp giếng khoan công nghiệp của tỉnh nên nhu cầu sử dụng nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tăng khá cao. Hiện tại nhà máy nước Dĩ An I đã đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sử dụng nước sạch trên địa bàn dân cư. Nhiều khu vực dân cư xa xôi, vùng giáp ranh giữa nhiều địa bàn như khu vực Cảng Bình Dương, các phường Bình Thắng, Ngãi Thắng tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch chiếm trên 90%. Việc đưa vào đưa vào hoạt động nhà máy nước Dĩ An II sẽ giúp tăng công suất thêm 50.000m3/ngày đêm. Nhưng do tác động của quá trình xây dựng, khai thác mỏ, đã khiến mạch nước ngầm tại một số nơi như Tân Đông Hiệp, Bình An – Thị xã Dĩ An đã bị tắt, cạn kiệt, người dân phải chuyển sang sử dụng nước sạch do nhà máy cung cấp. Mặt khác quá trình phát triển công nghiệp đã làm ô nhiễm mạch nước ngầm một số nơi, khiến người dân không còn sử dụng nước giếng như tại các phường An Phú – Thị xã Thuận An; An Bình, Bình An – Thị xã Thuận An và một số vùng phụ cận của quận Thủ Đức – TPHCM; Hóa An – TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Ngoài ra trong quá trình mở rộng, phát triển đã phát sinh thêm một số khu dân cư chưa được sử dụng nước sạch … Khu vực này dự kiến sẽ tăng thêm từ 15% đến 20% so với hiện tại. Nâng khả năng phủ kín mạng lưới của nhà máy lên 80% địa bàn.”. 

Dù đã được ngân sách đầu tư hệ thống cấp nước chính chạy song song hai bên đường từ đầu đến cuối tuyến. Nhưng việc phát triển mạng lưới từ hệ thống đến khu dân cư, hộ gia đình đòi hỏi nguồn vốn lớn cùng với đội ngũ kỹ thuật, thi công. Sự ra đời của Công ty cổ phần nước Thủ Dầu Một không chỉ kịp thời đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, mà còn bảo đảm cung ứng đủ nguồn nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và phát triển của địa phương, khu vực.

Duy Chí

Duy Chí

Nhà máy nước Dĩ An II có công suất thiết kế 50.000m3/ngày đêm, ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa trong quản lý, vận hành. Tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó huy động từ cổ đông và nhân viên 230 tỷ đồng và Vay thương mại trong nước. Qua công tác đấu thầu, ứng dụng công nghệ thi công mới, lắp đặt thiết bị hiện đại…đã tiết kiệm 6% dự toán. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ phủ kín mạng lưới, bảo đảm cung ứng đủ nướcNhà máy nước Dĩ An II có công suất thiết kế 50.000m3/ngày đêm, ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa trong quản lý, vận hành. Tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó huy động từ cổ đông và nhân viên 230 tỷ đồng và Vay thương mại trong nước. Qua công tác đấu thầu, ứng dụng công nghệ thi công mới, lắp đặt thiết bị hiện đại…đã tiết kiệm 6% dự toán. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ phủ kín mạng lưới, bảo đảm cung ứng đủ nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn. sạch cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.